399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Tìm hiểu nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam

Tìm hiểu nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam

Có vô vàn câu chuyện xoay quanh nguồn gốc cây cà phê, nhưng thực hay hư thì ít ai có thể kiểm chứng. Đôi khi, những người kể chuyện lại thêm vào những chi tiết ly kỳ, hấp dẫn, giống như dư vị đắng hậu vị ngọt đọng lại khi giọt cà phê thấm vào từng tế bào cảm giác!

Mục lục

1. Cây cà phê là gì?

2. Vai trò

3. Nguồn gốc cây cà phê

Cây cà phê là gì?

Cây cà phê là một loại cây thân gỗ thuộc chi Coffea, họ Rubiaceae, có nguồn gốc từ Châu Phi nhưng hiện được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, như Brazil, Colombia, Ethiopia, Việt Nam, Indonesia và nhiều địa điểm nổi tiếng khác.

Tìm hiểu nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam

Đặc điểm sinh học

Cây cà phê có thân gỗ, thường cao từ 3-4 mét hoặc hơn tùy điều kiện trồng. Lá cây bầu dục, màu xanh đậm mọc xen kẽ trên thân cây, hoa mọc thành chùm ở nách lá và có màu trắng, thường nở quanh năm. Quả cây hình dạng bầu dục, màu đỏ hoặc tím, bên trong chứa hai hạt cà phê - nguyên liệu chính sản xuất, trải qua quá trình rang gia công cà phê và pha chế để tạo thành thức uống ngon, độc đáo.

Đặc điểm sinh thái

Sau 3–5 năm trồng, cây cà phê bắt đầu trưởng thành và được thu hoạch 2 lần/năm.

Để trồng được cây cafe cần có điều kiện trồng phù hợp như độ cao từ 850 đến 2000 mét so với mực nước biển, nhiệt độ trung bình giao động từ 15 – 30 độ C, ánh sáng khoảng 1,500 – 3,000 giờ/năm, độ ẩm tốt nhất 60% đến 80%.

Đất trồng cà phê cần có độ dốc hợp lý, độ xốp, độ thoát nước tốt, và pH phù hợp. Đặc biệt, đất cần có tầng đất dày đủ và mực nước ngầm không quá sâu.

Vai trò của cây cà phê

Cây cà phê đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam giúp tạo nguồn thu ngoại tệ và xuất khẩu, tạo công ăn việc làm người dân, phát triển du lịch cà phê, thúc đẩy nông nghiệp nông thôn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế.

Tìm hiểu nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam

Nguồn thu ngoại tệ, xuất khẩu

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam, đóng góp phần lớn vào thu ngoại tệ đất nước. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, ngành cà phê giúp cân đối thương mại, tạo nguồn tài chính cho quốc gia.

Tạo việc làm cho người dân

Ngành sản xuất cà phê mang lại cơ hội việc làm cho hàng triệu người dân, đặc biệt là ở các vùng nông thôn nơi cây cà phê được trồng. Từ việc trồng, thu hoạch, chế biến, đến vận chuyển và bán hàng, ngành cà phê tạo ra một chuỗi các công việc, đóng góp vào giảm nghèo và cân đối thu nhập cho người dân.

Phát triển du lịch cà phê

Việt Nam đã thành công trong việc phát triển ngành du lịch cà phê, thu hút du khách từ khắp nơi đến trải nghiệm vẻ đẹp, hương vị đặc trưng của thế giới cà phê. Các vùng trồng như Đà Lạt, Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách muốn khám phá văn hóa cà phê độc đáo Việt Nam.

Thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn

Ngành cà phê đã thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam. Đầu tư vào cà phê đồng nghĩa với việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng đời sống của người dân nông thôn và cải thiện sản xuất nông nghiệp.

Đóng góp tăng trưởng kinh tế

Ngành cà phê đóng góp một phần quan trọng vào GDP Việt Nam thông qua thu nhập từ xuất khẩu cà phê và các hoạt động liên quan. Cà phê không chỉ là nguồn thu nhập lớn mà còn thúc đẩy các ngành công nghiệp vận tải, logistics, dịch vụ.

Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam

Tìm hiểu nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam

Nguồn gốc cây cà phê ở Việt Nam bắt đầu vào năm 1857, giống cây cà phê Arabica (cafe chè) được một linh mục Công giáo người Pháp mang vào trồng tại một số tỉnh khu vực phía Bắc như Hà Nam, Phủ Lý. Sau đó, mở rộng vào các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh rồi lan ra tỉnh miền Trung như Quảng Trị, Quảng Bình.

Năm 1865, khi thực dân Pháp xâm chiếm Việt Nam, chúng đã thành lập nhiều đồn điền cà phê ở vùng trung du phía bắc như Như Xuân và Sơn Tây, áp dụng phương thức du canh (hình thức canh tác nông nghiệp mà người dân thường xuyên thay đổi nơi ở và nơi canh tác). Tuy năng suất ban đầu cao nhưng sau đó giảm xuống chỉ còn khoảng 100-150kg/ha do không phù hợp với thổ nhưỡng.

Đến 1908, người Pháp mang đến Việt Nam 2 loại cafe mới là Robusta và Excelsa thay thế Arabica năng suất thấp, không hợp địa điểm trồng. 2 loại này được thử nghiệm ở nhiều tỉnh như Hà Tỉnh, Yên Mỹ (Thanh Hóa), Nghĩa Đàn (Nghệ An).

Vào năm 1925, cà phê đã được trồng ở Tây Nguyên và phát triển mạnh mẽ, diện tích tăng mỗi ngày. Tây Nguyên trở thành điểm sáng ngành cà phê Việt, nổi tiếng với quy mô, danh tiếng lớn trong việc trồng cà phê vối. Không có nơi nào Việt Nam có thể sánh kịp với danh tiếng của Tây Nguyên về cà phê, đặc biệt là với cà phê Buôn Ma Thuột, một biểu tượng của vùng địa danh mang nhiều huyền thoại.

Qua nhiều giai đoạn phát triển cùng công cuộc cải cách, bước ngoặt sản lượng, theo thống kê Việt Nam đã trở thành nhà sản xuất cafe hàng đầu Đông Nam Á, sau Brazil. Trong đó Robusta chiếm 92,9% tổng diện tích trồng cà phê.