399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Khám phá
  • Dấu hiệu triệu chứng sốc nhiệt lạnh như thế nào?

Dấu hiệu triệu chứng sốc nhiệt lạnh như thế nào?

Sốc nhiệt lạnh là tình trạng nguy hiểm khi cơ thể mất nhiệt độ quá nhanh. Người bị thường mệt mỏi, co giật, giảm nhịp tim, thậm chí mất ý thức. Để ngăn chặn trình trạng này đòi hỏi mọi người chú ý phản ứng cơ thể, nhiệt độ môi trường, nếu không dễ nguy kịch, đe dọa tính mạng.

Mục lục

1. Khái niệm

2. Triệu chứng

3. Đối tượng

4.Cách chữa sốc nhiệt

5. Cách ngăn chặn

Khái niệm

Dấu hiệu triệu chứng sốc nhiệt lạnh như thế nào?

Sốc nhiệt lạnh là trình trạng xảy ra khi cơ thể phải đối mặt với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột từ môi trường nóng sang lạnh mà không kịp thích ứng, gây giảm nhiệt độ cơ thể, có thể đe dọa sức khỏe, tính mạng.

Ví dụ: Khi di chuyển từ ngoài trời nắng gắt vào phòng máy lạnh hoặc lên xuống xe với điều hòa đang cài nhiệt độ thấp đều có thể gây ra sốc nhiệt lạnh.

Triệu chứng

Dấu hiệu triệu chứng sốc nhiệt lạnh bao gồm:

1. Đau cơ, chuột rút

2. Nhiệt độ cơ thể tăng cao lên đến 40 độ C.

3. Hành vi bất thường, nói lắp, cáu kỉnh, lo lắng, mê sản, lú lẫn.

4. Lên cơn co giật, hôn mê, hoa mắt, chóng mặt, ngất xỉu.

5. Khó chịu ở bụng, buồn nôn, ói mửa.ng

6. Thở gấp, thở nông, nhịp tim nhanh.

Đối tượng

Dấu hiệu triệu chứng sốc nhiệt lạnh như thế nào?

Sốc nhiệt lạnh dễ gặp ở những người có hệ miễn dịch yếu như:

  • Trẻ em, người già, phụ nữ
  • Người đau ốm, mắc bệnh lý tim mạch, gan, ung thư
  • Phụ nữ mang thai
  • Đối tượng làm việc ở ngoài trời: công nhân, nông dân, vận động viên
  • Người thường xuyên xài điều hòa.

Cách chữa sốc nhiệt

Khi người thân, đồng nghiệp hoặc bạn bè bị sốc nhiệt lạnh cần thực hiện sơ cứu để đảm bảo an toàn, sức khỏe. Dưới đây là một vài cách chữa sốc nhiệt lạnh:

1. Đưa nạn nhân đến nơi thông thoáng, có bóng râm, nhiệt độ phù hợp cơ thể.

2. Đặt người bị sốc lạnh nằm ngửa trong tư thế chân cao hơn đầu nhằm tăng cường máu về tim và não, cởi bỏ áo khoác, nới lỏng quần áo giúp họ dễ thở hơn.

3. Cho nạn nhân uống nước ấm hoặc nước có đường nhằm giữ nước.

4. Đắp thêm 1 chiếc chăn mỏng, sử dụng mọi phương tiện có sẵn để làm mát, cung cấp oxy như dùng quạt tay, quạt máy, phun nước.

5. Hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân mất ý thức, không cử động hoặc ngưng thở.

6. Liên hệ cấp cứu hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.

Cách ngăn chặn

Dấu hiệu triệu chứng sốc nhiệt lạnh như thế nào?

Để ngăn chặn sốc nhiệt lạnh gây nguy hiểm đến cơ thể đặc biệt vào những ngày nhiệt độ tăng cao kéo dài, đừng bỏ qua một số biện pháp sau đây:

1. Không bước vào phòng máy lạnh khi vừa mới đi nắng về. Thay vào đó sinh hoạt ở khu vực trung gian trước 5 – 10 phút khi bước vào phòng.

2. Cài đặt nhiệt độ máy lạnh chênh lệch không nhiều so với mức nhiệt ngoài trời, tối đa 6 độ C. Ví dụ bên ngoài là 34 độ C hãy cài máy ở mức 27 – 28 độ C.

3. Duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể bằng cách dùng thực phẩm giàu nước, uống đủ nước hàng ngày không chỉ khi cảm thấy khát.

4. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao với thời gian hợp lý. Không vận động mạnh ngoài trời nắng gắt trong suốt thời gian dài.

Tóm lại, nhận biết và hiểu rõ triệu chứng sốc nhiệt lạnh cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe. Chuẩn bị kỹ lưỡng trang phục, giáo dục cộng đồng về biện pháp phòng tránh là chìa khóa giúp giảm thiểu rủi ro gặp phải, đồng thời hãy luôn chú ý đến môi trường xung quanh để duy trì sự an toàn.