399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Chia sẻ
  • Công nghệ an toàn điện tử xe hơi có gì đặc biệt

Công nghệ an toàn điện tử xe hơi có gì đặc biệt

Với sự phát triển không giới hạn của khoa học công nghệ như hiện nay, việc trang bị các tính năng an toàn điện tử hỗ trợ người lái trên xe ô tô đang trở thành tiêu chí phổ biến và cần thiết.

Khi nói đến công nghệ an toàn điện tử trang bị trên xe ô tô, nhiều người vẫn còn chưa nắm bắt được một cách cặn kẽ các thông tin có liên quan bởi hầu hết đều là những tính năng hiện đại. Vậy những công nghệ an toàn điện tử xe hơi hiện đại này là gì? Và những công nghệ này mang lại tính năng hỗ trợ an toàn gì đặc biệt?

Công nghệ an toàn điện tử xe hơi có gì đặc biệt

Để giải đáp cho vấn đề nêu trên, mời bạn đọc quan tâm cùng điểm lại một số công nghệ an toàn điện tử được trang bị trên những mẫu xe ô tô được xem là đúng “chuẩn” và “chất” hiện nay.

Hệ thống túi khí

Chính thức trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trên ô tô từ năm 1998, túi khí là một trong những trang bị an toàn bị động phổ biến và hữu ích nhất giúp bảo vệ người ngồi trong xe. Đúng như tên gọi, đây là các túi vải co dãn có thể được bơm phồng gần như ngay lập tức với thời gian chỉ tính bằng mili giây, bảo vệ các bộ phận quan trọng trên cơ thể người trên xe.

Công nghệ an toàn điện tử xe hơi có gì đặc biệt

Để làm được điều đó, túi khí sử dụng tín hiệu từ các cảm biến va chạm, gia tốc, tốc độ và áp lực phanh,... để nhận biết khoảnh khắc xảy ra va chạm và mức độ ảnh hưởng của nó. Khi những thông số này vượt quá giá trị an toàn định mức thì hệ thống điều khiển sẽ bơm căng túi khí với độ chính xác vài phần nghìn giây để bảo vệ người ngồi trong xe. huống phanh khẩn cấp. Một khi bánh xe bị khóa, chúng sẽ bắt đầu trượt và khiến người lái không thể xoay vô lăng để đánh lái. ABS giúp ngăn tình trạng này bằng cách phát hiện trước hiện tượng khóa bánh và điều chỉnh tăng giảm áp lực phanh liên tục với tần số vài chục lần mỗi giây. Người lái có thể cảm nhận hệ thống hoạt động khi thấy có lực nhấp nhả liên tục trên bàn đạp phanh.

Hệ thống kiểm soát lực kéo (Traction Control System)

Nếu hệ thống phanh ABS giữ nhiệm vụ kiểm soát độ bám đường của bánh xe khi phanh thì TCS hoạt động theo cơ chế ngược lại, giúp kiếm soát độ bám của các bánh xe khi tăng tốc, ngăn tình trạng trượt bánh khi tăng tốc đột ngột, đặc biệt trong điều kiện đường trơn trượt.

Về thành phần, hệ thống kiểm soát lực kéo sử dụng chung các cảm biến tốc độ bánh xe của ABS để phát hiện sớm hiện tượng trượt bánh khi xe tăng tốc. Khi nhận thấy một (hoặc nhiều) bánh xe quay nhanh hơn hẳn các bánh còn lại, bộ xử lý trung tâm ECU sẽ can thiệp và điều khiển phanh bánh xe ấy lại để ngăn hiện tượng trượt.

ECU có thể can thiệp bằng nhiều cách như tự động tăng giảm ga và/hoặc ngắt phun nhiên liệu, ngắt đánh lửa. Đây cũng là lý do mà khi hệ thống TCS bắt đầu can thiệp, người lái có thể cảm nhận thấy độ giật từ chân ga tương tự như khi ABS tác động lên bàn đạp phanh.

Hệ thống cân bằng điện tử (Electronic Stability Control)

Hệ thống này đưa hai hệ thống ABS và TCS tiến thêm một bước nữa. Nó giúp giữ xe luôn đi đúng đường trong cua, tránh việc xe bị quay trượt do tác động từ người lái hoặc điều kiện mặt đường không đảm bảo.

ESC sử dụng các cảm biến để ghi nhận tốc độ bánh xe, góc lái, chuyển động nghiêng và độ lắc ngang (chệch hướng) của thân xe để quyết định can thiệp khi cần thiết. Nếu xe trượt ra ngoài quỹ đạo an toàn, tùy theo từng loại xe và nhà sản xuất, ESC sẽ lập tức phanh một (hoặc nhiều) bánh xe cũng như giảm moment từ động cơ để đưa xe trở lại đúng quỹ đạo an toàn.

Hệ thống này tỏ ra đặc biệt hiệu quả trên những mẫu xe có kích thước và khối lượng lớn, trọng tâm cao như SUV, bán tải hay ngay trên cả những mẫu sedan hạng sang.

Tùy theo từng hãng xe mà hệ thống này sẽ sở hữu những tên gọi khác nhau như Electronic Stability Program (ESP) trên Audi, Mercedes-Benz; Dynamic Stability Control (DSC) trên Mazda, Jaguar-Land Rover,….

Cân bằng điện tử - Công nghệ an toàn cần có trên ô tô

Công nghệ an toàn điện tử xe hơi có gì đặc biệt

Hệ thống cân bằng điện tử là một trang bị an toàn có thể nói là thuộc dạng thiết yếu trên mọi mẫu xe hơi hiện đại ngày nay. Bên cạnh bộ 3 trang bị an toàn tối thiểu là ABS, EBD và BA, cân bằng điện tử đã và đang trở thành một yếu tố phổ thông cùng với nhiều công nghệ an toàn khác.

Cân bằng điện tử là một công nghệ điện toán giúp xe hơi tăng độ ổn định thông qua việc phát hiện và giảm độ trượt (mất độ bám). Mục đích cuối cùng của cân bằng điện tử là giúp xe di chuyển theo hướng mà người lái thực sự mong muốn, tránh hiện tượng trượt ở bánh xe.

Phương thức hoạt động của hệ thống cân bằng điện tử ESC cụ thể là liên tục kiểm soát ý đồ của người lái và hướng đi của xe, thông qua hàng loạt yếu tố như góc đánh lái, gia tốc ngang và tốc độ của từng bánh xe. Khi phát hiện xe bị trượt, ESC sẽ tự động áp lực phanh lên các bánh xe một cách bất đối xứng để tạo mô-men xoắn chống lại sự trơn trượt và đưa xe di chuyển theo hướng đi mong muốn của tài xế.

Electronic Stability Control (ESC) hiện là tên gọi tiếng Anh phổ biến nhất của hệ thống cân bằng điện tử, được sử dụng rộng rãi bởi nhiều hiệp hội ô tô danh tiếng. Các nhà sản xuất khác nhau có nhiều tên gọi khác nhau dành cho hệ thống này như VSA, VDC, ESP, VSC, PSM, DSC, v.v...

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp Brake Assist System (BAS)

Hệ thống này có thể nhận biết khi người lái cần phanh gấp hơn bình thường, sau đó sẽ điều chỉnh lực phanh đến mức tối đa. Kết hợp với ABS, hệ thống phanh khẩn cấp giúp xe nhanh đạt ngưỡng phanh cực đại nhất mà không làm bó bánh xe.

Nhiều nghiên cứu cho thấy hầu hết người lái đều không đạp phanh đủ nhanh và mạnh trong những tình huống khẩn cấp, do đó công nghệ này ra đời giúp xe đạt được quãng đường phanh ngắn nhất có thể, đảm bảo an toàn cho người ngồi bên trong.

Hệ thống cảnh báo tiền va chạm Forward-Collision Warning (FCW)

Hệ thống này thường xuất hiện trên những dòng xe ở phân khúc từ trung đến cao cấp, sử dụng kết hợp các camera, cảm biến, tín hiệu radar hay laser,… để phát hiện trước các tình huống nguy hiểm và cảnh báo người lái.Nền tảng từ FCW cũng được tận dụng để phát triển hệ thống phát hiện người đi bộ Pedestrian Detection System (PDS).

Hệ thống gửi tín hiệu cảnh báo bằng âm thanh và hình ảnh trước nguy cơ tai nạn vài giây để người lái có thời gian xử lý tình huống được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào người lái cũng có thể phản ứng chính xác trước những tình huống khẩn cấp, do đó chúng ta có thêm hệ thống:

Tự động phanh khẩn cấp Automatic Emergency Braking (AEB)

Với những thông tin và tín hiệu nhận được từ hệ thống FCW, AEB sẽ tính toán và nhận biết xem người lái có phản ứng kịp thời trước va chạm hay không để quyết định can thiệp và tự động phanh hoàn toàn để ngăn nguy cơ xảy ra va chạm.

Hệ thống giám sát và cảnh báo điểm mù Blind Spot Monitoring System (BSMS)

Đúng như tên gọi, hệ thống này có vai trò theo dõi các vị trí bị khuất tầm nhìn xung quanh xe và cảnh báo người lái khi phát hiện có phương tiện di chuyển bên trong các vùng này.

Hệ thống này gồm các bộ phát sóng điện từ gắn trên gương chiếu hậu, quanh thân xe hoặc cản sau có nhiệm vụ phát hiện và giám sát các phương tiện, vật thể xung quanh khi xe đang di chuyển. Ngoài ra, có thể có thêm camera được đặt trên hai gương chiếu hậu. Khi một chiếc xe từ phía sau hoặc hông tiến quá sát đến xe của bạn thì bộ phát sóng điện từ sẽ nhận ra và gửi tín hiệu về bộ điều khiển. Hệ thống sẽ cảnh báo bạn bằng cách phát âm thanh, rung vô lăng và hình ảnh sẽ hiện thị lên màn hình trung tâm cho dễ quan sát, thậm chí có nhiều dòng xe sẽ hướng dẫn bạn cách xử lý tình huống.

Hệ thống cảnh báo lệch làn đường Lane Departure Warning System (LDWS)

Đúng như tên gọi, hệ thống này sẽ cảnh báo nếu bạn chuyển làn mà không sử dụng đèn báo rẽ. LDW sử dụng các camera hoặc cảm biến hồng ngoại để nhận biết làn đường, từ đó có thể phát hiện việc chuyển làn của xe. Cũng như nhiều hệ thống khác, LDW sẽ phát âm thanh, đèn ký hiệu trên tablo hoặc rung vô lăng để cảnh báo người lái.

Hệ thống này tỏ ra hiệu quả trên xa lộ, cao tốc, những con đường nhiều làn. Tuy nhiên, với tình hình giao thông tương đối hỗn loạn ở nước ta thì đôi khi hệ thống cũng mang đến không ít phiền toái cho người lái khi phát tín hiệu sai.

Không dừng lại ở đó, LDWS thậm chí còn can thiệp vào quá trình điều khiển xe thông qua việc điều khiển phanh và xoay nhẹ vô lăng để đảm bảo xe không vô tình đi chệch làn đường. Hệ thống này gọi là Lane-keeping Assist System (LAS).

Hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng Adaptive Cruise Control

Hệ thống kiểm soát hành trình thông thường cho phép bạn cài đặt một mức tốc độ cho xe. Qua đó, bạn có thể bỏ chân ga và chỉ điều khiển phanh trong quá trình vận hành vì xe sẽ điều chỉnh đúng với tốc độ đã được chọn trước.

Hệ thống kiểu soát hành trình thích ứng thì tiến thêm một bước nữa: nó sử dụng kết hợp tín hiệu từ các camera, cảm biến và radar để giữ khoảng cách an toàn cố định với xe phía trước một cách hoàn toàn tự động. Một số hệ thống còn có khả năng tự động phanh dừng hẳn khi phương tiện phía trước giảm tốc đột ngột và sau đó tự tăng tốc trở lại đến ngưỡng tốc độ ban đầu, qua đó giúp giảm gánh nặng cho người lái, đặc biệt trên cao tốc hoặc xa lộ.

Hệ thống hỗ trợ đỗ xe Parking Assist System (PAS)

Nếu chiếc xe có tính năng Hỗ trợ đỗ xe chủ động, bạn có thể không phải lo lắng khi đối diện với một chỗ đỗ hẹp. Bạn chỉ cần kích hoạt hệ thống để mở bộ phát sóng siêu âm xác định không gian đỗ xe phù hợp. Sau đó, bộ xử lý trung tâm sẽ tự động tính toán góc đánh lái tối ưu và giúp bạn nhanh chóng đưa xe vào chỗ đỗ. Việc duy nhất bạn phải làm là vào số, điều khiển chân ga và phanh.

Tuy nhiên, rào cản lớn nhất của hệ thống này là giá thành. Do đó, hiện nay nó chỉ được trang bị trên những dòng xe sang với mức giá không dễ tiếp cận với số đông người dùng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết, bạn đọc sẽ có thêm được những kiến thức cơ bản và hữu ích nhất về các công nghệ an toàn điện tử đang ngày càng trở nên phổ biến trong ngành công nghiệp ô tô hiện đại. Qua đây, bạn cũng sẽ có thêm những tiêu chí đánh giá để lựa chọn cho mình chiếc xe ưng ý nhất. Trân trọng!