Thông tư 20/2021/TT-BYT đã quy định màu sắc thùng rác theo từng màu cụ thể để đựng từng loại giúp giảm tải cho hệ thống phân loại và xử lý chất thải, ngăn chặn nguy cơ lây lan môi trường nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Chất thải y tế là sản phẩm của hoạt động tại cơ sở y tế như khám bệnh, nghiên cứu và xét nghiệm, thường gây nguy hiểm hơn rác sinh hoạt, gồm chất thải y tế nguy hại, rác thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế. Không phải rác tại cơ sở y tế nào cũng gây hại, nên cần phân loại và xử lý một cách phù hợp.
Phân loại chất thải mang lại nhiều lợi ích như xử lý hiệu quả, giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế :
Nguyên tắc phân loại chất thải y tế được hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT quy định về quản lý chất thải y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, theo đó:
1. Chất thải y tế phải được phân loại và quản lý tại nơi phát sinh cùng với thời điểm phát sinh.
2. Mỗi loại chất thải y tế cần phân loại riêng vào bao bì, dụng cụ, hoặc thiết bị lưu chứa chất thải, theo quy định tại Điều 5 Thông tư này. Tuy nhiên, chất thải y tế nguy hại mà không có khả năng phản ứng hoặc tương tác với nhau và có thể áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, hoặc thiết bị lưu chứa (trừ trường hợp chất thải lây nhiễm sắc nhọn).
3. Nếu chất thải y tế lây nhiễm bị lẫn với chất thải khác hoặc ngược lại, thì hỗn hợp chất thải đó cần được thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm, và sau đó, cần tiếp tục quản lý theo tính chất của chất thải sau khi đã được xử lý.
Với phòng khám chuyên khoa, họ phải tuân thủ các quy định về phân loại chất thải y tế theo Điều 6 Thông tư 20/2021/TT-BYT như sau:
1. Chất thải y tế tại phòng khám chuyên khoa phải được phân loại và quản lý tại nơi phát sinh cùng với thời điểm phát sinh.
2. Mỗi loại chất thải y tế phải phân loại riêng vào bao bì, dụng cụ, hoặc thiết bị lưu chứa chất thải theo quy định.
3. Trường hợp các chất thải y tế nguy hại không có khả năng phản ứng hoặc tương tác với nhau và có thể áp dụng cùng một phương pháp xử lý có thể được phân loại chung vào cùng một bao bì, dụng cụ, hoặc thiết bị lưu chứa (trừ trường hợp chất thải lây nhiễm sắc nhọn).
4. Nếu chất thải lây nhiễm bị lẫn với chất thải khác, thì hỗn hợp chất thải đó cần được thu gom, lưu giữ và xử lý như chất thải lây nhiễm, và sau đó, cần tiếp tục quản lý theo tính chất của chất thải sau khi đã được xử lý.
Quy định màu thùng rác theo Thông tư 20 BYT 2021 gồm xanh, vàng, trắng, đen sắc để tiện cho việc quản lý, thu gom cũng như đem đi xử lý.
Thùng rác màu xanh lá cây hoặc xanh da trời dùng để lưu trữ chất thải rắn thông thường, không thích hợp để tái chế, gồm rác thải hàng ngày từ bệnh nhân, người thân, đội ngũ y tế trong cơ sở y tế, chứa rác thải sinh hoạt như thức ăn thừa, vỏ hoa quả, túi nilon, hoa lá cây khuôn viên, hoặc các vật liệu y tế hoàn toàn không gây nguy hại.
Với tỷ lệ lớn nhất trong các cơ sở y tế, chúng chiếm đến 80% tổng lượng rác hàng ngày, có dung tích lớn (120L, 240L, 660L…) và kích thước đủ lớn để đáp ứng nhu cầu.
Thùng rác màu vàng là màu sắc được quy định sử dụng tại các khu vực bệnh viện hoặc cơ sở y tế, dùng để lưu trữ chất thải y tế và sinh học gồm các dụng cụ y tế đã sử dụng như kim tiêm và dây truyền dịch, chất thải giải phẫu như máu, mô, xác động vật thí nghiệm, chứa các mầm bệnh và virus có khả năng gây bệnh, chúng có cảnh báo nguy hiểm và phải được Bộ Y tế kiểm duyệt trước khi sử dụng theo Điều 6 của Thông tư 20/2021/TT-BYT:
Chất thải lây nhiễm sắt nhọn (như kim tiêm và dao phẫu thuật) được đặt trong thùng hoặc hộp chắc chắn và kháng thủng.
Chất thải lây nhiễm không sắc nhọn hoặc chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao (như bông gạc dính máu, găng tay y tế, bệnh phẩm, dụng cụ dính mẫu bệnh phẩm) được đặt trong thùng có lót túi.
Còn chất thải giải phẫu (bao gồm máu, mô, bộ phận cơ thể con người, và xác động vật thí nghiệm) được đặt trong 2 lớp túi và đặt trong thùng rác y tế màu vàng.
Ở mục 5 và 6 của thông tư, thùng rác y tế màu trắng được sử dụng để đựng các loại chất thải thông thường có thể tái chế, gồm vật liệu giấy, nhựa, kim loại, thủy tinh như giấy, báo, thùng các tông, vỏ hộp thuốc, chai nước giải khát... Những loại chất thải này không gây hại và cần được đặt trong túi hoặc thùng chứa rác màu trắng trước khi đưa đến các cơ sở xử lý.
Thùng rác màu đen không phổ biến, chỉ sử dụng tại các viện nghiên cứu sinh học hoặc trung tâm nghiên cứu phóng xạ để lưu trữ, quản lý các loại chất thải y tế không lây nhiễm ở dạng rắn mà người thường không nên tiếp xúc trực tiế, có biểu tượng cảnh báo như "Chất Thải Nguy Hại," "Chất Thải Phóng Xạ," hoặc "Chất Gây Độc Tế Bào." Các loại chất thải thường được phân loại vào thùng này bao gồm:
1. Dược phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc bị bỏ đi, bao gồm chai thuốc, hộp thuốc, hoặc các dụng cụ dính thuốc thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo về tính độc hại từ nhà sản xuất.
2. Thiết bị y tế bị hỏng, vỡ hoặc đã qua sử dụng, chứa chất thủy ngân và các kim loại nặng, cũng như chất hàn răng amalgam thải bỏ và bóng đèn huỳnh quang đã sử dụng.
3. Hóa chất thải bỏ hoặc vỏ lọ chứa hóa chất, bao gồm hoặc có các thành phần nguy hại.
4. Chất thải nguy hại khác, như dầu thải, pin, ắc quy, sản phẩm điện tử đã qua sử dụng.
Tóm lại, thùng rác màu vàng dùng để đựng chất thải lây nhiễm, màu xanh chứa chất thải thông thường, đen lưu trữ chất thải nguy hại, trắng cất giữ chất thải tái chế.