399B Trường Chinh, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM

  • Tư vấn
  • Cách chăm sóc cây cao su mới trồng đúng kỹ thuật

Cách chăm sóc cây cao su mới trồng đúng kỹ thuật

Chăm sóc cây cao su mới trồng gồm nhiều bước như làm cỏ, tủ gốc, tỉa chồi, bón phân… để đảm bảo năng suất cao, đóng góp tích cực sản xuất cao su kỹ thuật chất lượng.

1. Kỹ thuật trồng

2. Cách chăm sóc

Cây cao su không chỉ đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn đặc biệt quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu cho sản xuất các sản phẩm cao su kỹ thuật. Việc nắm bắt kiến thức cách chăm sóc cây cao su mới trồng là một giai đoạn quyết định, đảm bảo sự phát triển mạnh mẽ và đạt được năng suất cao cho cây trong tương lai.

Quy trình kỹ thuật trồng cây cao su

Quy trình kỹ thuật trồng cây cao su gồm các bước chuẩn bị đất trồng, thiết kế lô hàng, mật độ, khoảng cách, đào hố bón phân, trồng.

Cách chăm sóc cây cao su mới trồng đúng kỹ thuật

Bước 1. Chuẩn bị đất trồng

Đất trồng cần đáp ứng các yếu tố về đất màu, chống úng, chống xói mòn, có hệ thống mương thoát nước và đường đi xây dựng đầy đủ. Tiến hành khai hoang đất bằng cơ giới, đào gốc, rà rễ, san lấp ụ mối để làm sạch đất, sau đó dùng cày 3 chảo cày sâu 25 – 35cm rồi dùng cày 7 chảo để làm đất tốt hơn trước thiết kế lô hàng. Công việc chuẩn bị đất cần phải được hoàn thành trước mùa trồng ít nhất 60 ngày.

Bước 2. Thiết kế lô – hàng

Tùy thuộc vào từng địa hình khác nhau mà có thể cân nhắc thiết kế lô trồng diện tích thích hợp (lớn >12ha, nhỏ <4ha).

Đất có độ dốc < 5, hệ thống hàng trồng cần được thiết kế hướng Bắc Nam.

Đất có độ dốc từ 50 - 200, cần thiết kế hàng trồng theo đường đồng mức chủ đạo.

Bước 3. Mật độ khoảng cách

Mật độ khoảng cách trồng cần đảm bảo hợp lý, có thể theo 2 trường hợp:

Đất đỏ: 7m x 3m tương ứng với mật độ 476 cây/ha

Đất xám: 6m x 3m tương ứng với mật độ 555 cây/ha

Bước 4. Đào hố bón phân

Hố trồng cây cao su có quy cách: Dài x Rộng x Sâu = 60cm x 60cm x 70cm, có thể thực hiện công việc đào hố bằng máy khoan nhanh hoặc đào bằng tay.

Sau khi đào hố, để hố trống "nghỉ" trong khoảng 15 ngày để đảm bảo đất đạt được trạng thái ổn định. Sau đó lấp hố bằng một lớp đất mặt khoảng ½ chiều cao của hố. Bón lót vào hố theo công thức: 10kg phân chuồng, 0,2kg phân lân, 0,3kg vôi. Trước khi lấp đất xuống hố, trộn phân, vôi, đất mặt để tạo điều kiện cho cây.

Bước 5. Kỹ thuật trồng

Trồng cây bầu: Hãy bắt đầu bằng việc đào đất đã lấp trong hố lên bằng cuốc, với độ sâu bằng chiều cao của bầu cây con. Sử dụng dao bén để cắt bỏ đáy bầu, tầng này có độ dày khoảng 1-2 cm. Loại bỏ phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu hoặc phần bị xoắn trong đáy bầu. Sau đó, đặt bầu xuống hố với mắt ghép hướng về hướng gió chính, và mí dưới mắt ghép phải nằm ngang với mặt đất. Sử dụng dao bén để cắt bỏ túi bầu từ phía dưới lên, cuốn nhẹ nhàng từ từ để đảm bảo túi bầu không bị vỡ. Cuốn lên đến đâu, lấp đất đến đó, giữ cho bầu đất không bị vỡ. Cuối cùng, lấp đất quanh gốc bầu, đảm bảo phủ kín cổ rễ, nhưng không làm chắn kín mắt ghép.

Trồng tum trần: Trước tiên cần lấy cuốc móc để lấp đất từ hố lên sao cho độ sâu vượt quá chiều dài của rễ đuôi chuột của cây tum. Đặt tum cây thẳng xuống hố, với mắt ghép hướng về hướng gió chính. Lấp đất trở lại từng lớp, dậm chặt đất ở mức nào lấp đến mức đó để đất bám chặt vào gốc tum. Cuối cùng, lấp đất đến mức ngang với mí dưới mắt ghép, tránh làm cho cổ rễ nổi lên trên mặt đất.

Trồng dặm: Để đảm bảo sự phát triển đồng đều và toàn diện của vườn cây cao su, quá trình trồng dặm và điều chỉnh hình dạng cần được thực hiện ngay từ năm đầu tiên. Khoảng 20 ngày sau khi trồng, kiểm tra và thực hiện việc trồng dặm lại đối với cây chết hoặc mắt ghép không phát triển. Điều này giúp duy trì sự đồng đều trong quá trình phát triển của vườn cây cao su. Lưu ý cần chuẩn bị thêm 15% diện tích cho vườn cây trồng bầu và 25% nếu trồng tum trần để đảm bảo hiệu quả.

Cách chăm sóc cây cao su

Cách chăm sóc cây cao su mới trồng gồm nhiều bước để đảm bảo cây phát triển tốt cho ra năng suất cao, bao gồm làm cỏ, tủ gốc, tỉa chồi, phòng chống cháy, bón phân. Dưới đây là các công việc cần thực hiện khi chăm sóc loại cây này.

Cách chăm sóc cây cao su mới trồng đúng kỹ thuật

Làm cỏ

Loại bỏ cỏ xuất hiện gần cây nhằm giảm sự cạnh tranh giữa đất và nước, cỏ dại cũng có thể ẩn náu cho sâu bệnh và sâu hại. Làm cỏ trên hàng và cả giữa hàng, ưu tiên việc sử dụng thuốc diệt cỏ để giảm công sức, thời gian, công lao động.

Làm cỏ trên hàng: Làm cỏ tại vị trí cách gốc cây cao su mỗi bên 1m, tần suất 3 lần/năm. Hạn chế việc nhổ thủ công bằng tay hoặc cuốc để gây tổn thương cho cây, rễ khi làm cỏ ở gần gốc. Từ năm thứ 2 – năm 5, thực hiện làm cỏ điều đặn 4 lần/ năm và đến năm thứ 6 – 8 thì giảm xuống làm cỏ 2 lần/ năm.

Làm cỏ giữa hàng: Đảm bảo duy trì phần thảm có ở mặt đất trong khoảng 15 – 20 cm khi thực hiện làm cỏ ở giữa hàng. Trong năm đầu, phát cỏ với tần suất 2 lần / năm và từ năm 2 đến năm thứ 4 việc làm cỏ cần thực hiện 4 lần / năm.

Tủ gốc giữ ẩm

Cuối mùa khô, tạo tủ gốc cho cây cao su  giúp duy trì ẩm, chống hạn. Thực hiện công việc này giúp rễ cây phát triển mạnh mẽ. Sử dụng thân cây đậu, cây phân xanh, rơm rạ, thân cỏ dại, b bã mía, rơm, cỏ khô sau khi phun bồn và xới đất. Khoảng cách tủ gốc 10cm, bán kính 1m, độ dày tối thiểu 10cm. Phủ thêm đất dày 5cm để che phủ hoàn toàn bề mặt tủ để đảm bảo hiệu quả cao.

Tỉa chồi

Sau 2 tháng trồng cây cao su, cần kiểm tra và cắt tỉa thường xuyên chồi dại mọc từ gốc. Cần thực hiện kịp thời cắt chồi thực sinh và chồi ngang để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chồi ghép. Vùng thuận lợi để thực hiện tạo tán là từ độ cao 3m, giúp định hình cây hiệu quả và tối ưu hóa khả năng phát triển.

Phòng chống cháy

Phòng chống cháy cho vườn cao su đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng. Để đảm bảo an toàn, cần dọn sạch cỏ, làm sạch đường lương, quét sạch lá. Giữ khoảng cách ít nhất 2m giữa hàng cây cao su để giảm nguy cơ cháy lan. Đặc biệt, quan trọng nhất là tránh đốt lửa trong vườn cao su, vì hành động này có thể gây hậu quả nặng nề.

Bón phân

Bón phân cần thực hiện đúng cách để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cây, tạo điều kiện thuận lợi để cây phát triển khỏe mạnh, mang lại năng suất cao.

Loại đất

Năm tuổi

Urê

Lân nung chảy

Clorua kali

g/cây

Kg/ha

g/cây

Kg/ha

g/cây

Kg/ha

Đất xám 555 cây/ha (6m x3m)

1

 

2

 

3

 

4 - 8

90

 

198

 

234

50

 

110

 

130

 

140

270

 

595

 

721

150

 

330

 

400

 

430

27

 

54

 

63

15

 

30

 

35

 

40

Bón thúc phân vô cơ trong những năm đầu

Từ năm đầu đến năm thứ tư, quy trình bón phân bắt đầu bằng việc đào rãnh hình vành hoặc tạo bốn lỗ quanh gốc cây, tuân theo hình chiếu của tán cây. Rãnh có chiều rộng 20 cm và sâu 10 cm. Phân bón được phân phối đều vào rãnh, sau đó đất được đặt trở lại và chôn sâu để phân bón được tích hợp chặt vào đất.

Trong năm đầu tiên, việc bón phân cần tuân theo khoảng cách từ gốc cây 30-40 cm, mỗi năm tiếp theo, vùng bón phân được mở rộng ra xa hơn so với năm trước, thêm vào đó là 20 cm. Khi vườn cao su phát triển và giao tán trở về sau, phương pháp bón phân thay đổi thành việc rải phân đều thành băng có chiều rộng 1m giữa hai hàng cây cao su. Để tránh tổn thương rễ cây, đất được xới nhẹ khi lấp phân vào vùng bón, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của cây.

Trong hai năm đầu sau khi trồng mới, quá trình bón phân được bổ sung bằng cách sử dụng phân bón qua lá, chẳng hạn như Komix - Rb được pha loãng với tỷ lệ 1/200 và phun đều lên cả hai mặt lá. Thực hiện quy trình 4-6 lần mỗi năm sau khi cây đã phát triển đến một tầng lá ổn định, nhằm khuyến khích sự phát triển của rễ và đâm chồi. Trong giai đoạn từ năm thứ 3 đến năm thứ 6, nhu cầu dinh dưỡng tăng nhanh để hỗ trợ quá trình hình thành bộ tán lá, phát triển vòng thân cây.

Bên cạnh việc sử dụng phân bón thúc đẩy vô cơ, có thể áp dụng phân Komix, sản phẩm đặc biệt được thiết kế cho cây cao su với tỷ lệ 5-5-3. Điều này đảm bảo cây nhận được đủ chất dinh dưỡng cần thiết để phát triển mạnh mẽ, đạt năng suất cao.

Yêu cầu sinh thái cây cao su

Cây cao su phát triển tốt khi đáp ứng các điều kiện sinh thái sau:

Nhiệt độ trung bình 22 – 30 độ C, tốt nhất 26 – 28 độ C

Độ ẩm 75%

Lượng mưa 1.500 – 2.500 mm/năm, số mưa 100 – 150 ngày

Mức độ gió từ 2 - 3 m/s.

Đất trồng cần có độ sâu tầng mặt đất trên 1m vì rễ cao su không thể xuyên qua tầng đá ong, không xuyên qua mực nước ngầm và tầng đá mẹ.